34 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Chín 21, 2023

Ong mật là ong gì? Cách nuôi ong mật lợi nhuận siêu khủng

- Advertisement -

Ong mật là một trong những loài ong khá hiền lành, cả một đời chỉ biết đi kiếm ăn bằng cách hút mật hoa về xây tổ. Tại Việt Nam cũng có sự hiện diện của nhiều loài ong mật, một vài loài được nuôi để thu mật ong mang lại lợi nhuận siêu khủng. Vậy ong mật là ong gì mà mật ong của nó mang lại lợi nhuận cao như vậy? Nuôi ong mật có dễ không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Ong mật là ong gì?

Ong mật (hay còn gọi là chi ong mật), có tên danh pháp là Apis, là những con ong dành gần như cả đời của nó chỉ để sản xuất mật ong. Cũng như các loài ong khác như ong vò vẽ hay ong bắp cày, ong mật cũng phân chia giai cấp gồm có 1 ong chúa (queen bee) làm nhiệm vụ sinh sản, phát triển và duy trì nòi giống cho cả tổ, nó có thể đẻ 1500 quả trứng mỗi ngày; ong đực (drones) là những con ong có nhiệm vụ chính là thụ tinh cho ong chúa để “nàng” có thể sinh sản; lực lượng còn lại chiếm đến 99% quân số là ong thợ (worker), đây là những con ong cái đã bị thoái hoá chức năng sinh sản, chúng có nhiệm vụ là kiếm ăn và xây tổ cho đến lúc chết đi.

Ong mật
Ong mật thường có vóc dáng nhỏ, thân thon đều

Ong mật thường làm tổ trong các hốc cây, hốc đá, loài ong này thường không chủ động tấn công các con vật ở gần tổ trừ khi có kẻ tấn công mái ấm của chúng. Vì bản chất khá hiền lành và chăm chỉ, hiệu suất cho mật cao nên thường được các nông dân bắt về nuôi để lấy mật.

Đặc điểm nhận biết ong mật

Có thể nhận biết ong mật qua hình dáng bên ngoài, ong mật có lông trên mắt để chúng thu nhặt phấn hoa, có 5 mắt – 3 mắt nhỏ trên đỉnh đầu và 2 mắt to ở phía trước. Những con ong thợ có hình dáng hạt gạo, thon đều từ đầu đến bụng, có ống dài ở miệng để hút mật, ong thợ có kích thước nhỏ nhất, trung bình rơi vào khoảng từ 10 – 15 mm. Những con ong đực có kích thước to hơn một tí so với ong worker, trung bình khoảng 15 – 17 mm, bụng ong đực to và tròn hơn. Trong mỗi đàn ong mật có 1 ong chúa, đây là con có kích thước to lớn nhất khoảng 22 – 25 mm, đuôi dài và nhọn hơn nên rất dễ phân biệt. Ong có 6 chân.

Ong đực
Ong đực (worker bee)

Ong mật làm tổ và kiếm ăn như thế nào?

Khi xây tổ, ong mật tạo ra một chất sền sệt đặc biệt như sáp (beewax) dùng để tạo nên các ô lục giác một cách hoàn hảo cho mái ấm của mình. Các ô lục giác này gọi là lỗ tổ, nơi mà ong lưu trữ trứng, phấn hoa cho đến mật ong.

Để ngăn cho ấu trùng không bị bệnh, các chú ong tạo ra một chất đặc biệt gọi là keo ong (propolis) để bít mặt tổ lại, loại keo này được hợp thành từ sáp ong, mật ong và nhựa cây có tác dụng kháng khuẩn, nấm và tiêu diệt virus. Ngoài ra các chú ong cũng dùng keo này để trám lại các vết nứt trong tổ để bảo vệ ngôi nhà.

Một đàn ong mật có số lượng lên đến hàng ngàn con, với quân số đông như vậy thì việc giao tiếp là điều cần thiết. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, các chú ong trò chuyện với nhau theo 2 cách là sử dụng mùi hương và khiêu vũ. Khi có kẻ lạ làm phiền hay có tin vui, chúng sẽ tiết ra hormone pheromone, đây giống như một loại hormone xã hội của loài ong. Tuỳ trạng thái mà mùi của hormone sẽ khác nhau, chẳng hạn như nếu ong vui mừng thì hormone tiết ra có mùi chanh, ngược lại mùi cảnh báo nguy hiểm có mùi như vị chuối.

Ong chúa
Ong chúa (trong hình) đảm nhận việc sinh sản, còn các ong thợ sẽ đi kiếm nguồn thức ăn và xây tổ

Khi ong trinh thám (ong thợ) phát hiện được nguồn mật hoa, nó sẽ về thông báo cho các chị em trong tổ biết bằng cách khiêu vũ, chúng sẽ quay và nhún nhảy tạo thành một sơ đồ đường đi để chỉ hướng đến nơi có nguồn thức ăn.

Đặc điểm của mật ong, tại sao mật ong lại giàu chất dinh dưỡng đến vậy?

Mật ong là sản phẩm mà bầy ong mật đã bỏ công sức ra để hoàn thành, được bắt nguồn từ thiên nhiên nên độ thuần khiết và rất giàu chất dinh dưỡng. Trong mật ong có chứa các loại đường chủ yếu là cacbonhydrat, nước, vitamin, chất chống oxy hoá và hàm lượng lớn calo,…

Trong mật ong thì thành phần cacbonhydrat chiếm đến 82% (fructozo chiếm 38,2% và glucozo chiếm 31%), ngoài ra còn có mantozo, saccarozo,…. Trong mật ong có chứa 2% khoáng chất và vitamin nhóm B tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là làm đẹp và rất nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể và có cả chất chống oxy hoá, kháng khuẩn và chống viêm.

Chính vì hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy và khó bị hỏng nên mật ong có giá rất cao (700k – 1tr đồng/lít đối với mật ong rừng, còn mật ong nuôi rẻ hơn 200 – 300k). Một lít mật ong có khối lượng từ 1,2 – 1,4 kg.

Mật ong
Bạn có biết rằng, mật ong là thực phẩm không bao giờ bị hỏng!

Mật ong giàu chất dinh dưỡng nhưng khi dùng bạn nên kiêng kỵ với các thực phẩm như cá chép, sữa đậu nành, hành tây, lá hẹ, cơm,… Vì sự kết hợp giữa 2 thực phẩm này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá.

Cách nuôi ong lấy mật siêu lợi nhuận

Nuôi ong mật là một nghề có thể mang lại lợi nhuận rất lớn vì giá thành mật ong rất cao, nhưng để nuôi thành công cần phải nắm bắt được kỹ thuật để tránh nguy hiểm khi thu hoạch mật ong.

Địa điểm nuôi ong

Cần chọn những nơi thoáng mát, yên tĩnh, tránh đường giao thông, nhà máy. Nơi nuôi ong cần đặt gần nguồn mật phấn hoa và không được phun thuốc trừ sâu, hoặc không có ong rừng hay chim thú hại.

Thùng nuôi ong mật

Đây được xem là nhà của đàn ong, có thể tận dụng thân cây tròn rỗng ruột để làm thùng nuôi ong (bộng ong). Ở Việt Nam hiện nay kiểu thùng Langtros đang khá phổ biến, thùng có kích thước bên trong là 47 x 43 x 25 cm. Thùng phải có hai cửa sổ có thể đóng mở hai đầu để tiện cho việc di chuyển, có lỗ to và sàn bay để ong ra vào, có nắp đậy để chống nắng mưa. Và chân được bằng sắt để kê cao thùng ong chống địch hại như kiến, cóc…

Nuôi ong mật
Cần đặt bộng ong mật ở nơi thoáng mát và tránh các yếu tố bất lợi xung quanh để ong có thể phát triển bình thường

Vị trí đặt: Thùng ong nên kê cao 25 – 30 cm so với mặt đất, thùng nọ cách thùng kia ít nhất là 1 m, cửa ra vào đặt các hướng khác nhau, chọn nơi khô ráo, thoáng mát như dưới hiên nhà, cạnh gốc cây… Không được đặt trên sân gạch, nền xi măng hay nơi ẩm ướt,…

Chăm sóc đàn ong

Bạn phải luôn đảm bảo nhiệt độ trong đàn ong luôn từ 33 – 35 độ C, độ ẩm duy trì từ 60 – 80%. Chú ý không để đàn ong ở ngoài nắng, không đặt cửa về hướng Tây, không để đàn ong chật chội. Để máng có nước trong thùng ong vào những ngày nóng bức. Cho ăn đầy đủ đến khi có mật vít nắp, nếu thiếu phấn kéo dài phải cho ăn bổ sung.

Lưu ý trong quá trình nuôi, bạn phải thường xuyên kiểm tra duy trì những ong chúa tốt cho mỗi đàn, cứ tuân theo định kỳ 6 – 9 tháng thay ong chúa một lần. Việc tạo ong chúa nên tiến hành vào thời gian dồi dào mật và phấn hoa tự nhiên.

Nuôi ong mật
Thường xuyên kiểm tra và thay ong chúa định kỳ 6 – 9 tháng/lần

Tạo ong chúa

Một đàn ong cơ bản phải đầy đủ thế hệ ong thợ và các thế hệ trứng và ấu trùng ong. Dựa trên tỷ lệ trứng và ấu trùng, nhộng ta có thể đánh giá được chất lượng đàn ong. Tỷ lệ bền vững của một đàn ong thường là 1 phần trứng – 2 phần trùng – 4 phần nhộng. Nếu tỷ lệ này bị mất cân đối thì đàn ong sẽ cố gắng sinh sản trở lại để duy trì cân bằng sinh học.

Tạo ong chúa bằng cách chia đàn tự nhiên như sau: Chọn một đàn ong phát triển mạnh, tiến hành cho ăn 2 – 3 tối bằng nước đường tỷ lệ 1:1, có thể thêm cầu có giộng già và rút bớt cầu cũ để ong tập trung hơn. Nhờ đó đàn ong sẽ có thêm mũ chúa để sớm chia đàn. Sau khi mũ chúa già, bạn dùng dao nhọn cắt trên gốc mũ chúa 1,5 cm rồi đem gắn vào đàn ong cần thay chúa.

Bạn có thể xem video sau đây để hiểu rõ hơn về nghề nuôi ong mật này:

Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã phần nào hiểu được ong mật là gì? Và cách nuôi ong mật lợi nhuận khủng. Đừng quên theo dõi Haoanbook để đọc nhiều hơn những bài viết thú vị và bổ ích nhé.

Có thể bạn quan tâm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Mới nhất