Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu ong vò vẽ là ong gì? và chúng nguy hiểm như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một cái tên tuy mới mà cũ, đó là ong bắp cày. Sỡ dĩ tôi gọi như vậy bởi ong bắp cày và ong vò vẽ là “anh em cùng cha cùng mẹ” mà :)). Vì thế thay vì tìm hiểu thêm những đặc điểm (vì có ở bài trước đó rồi) thì chúng ta sẽ đi xoay quanh các câu chuyện thú vị của loài ong này nhé.
Ong bắp cày – nỗi khiếp sợ của con người
Đúng như vậy, bạn đã từng nghe đến ong bắp cày khổng lồ Châu Á chưa? Đây thực sự là một cơn ác mộng với rất nhiều người vì khả năng giết người trong chớp mắt.
Nó được tạo hoá ban cho tính cách hung dữ, khó gần cộng thêm tính hiếu chiến nữa, vì thế chúng thường tập hợp thành bầy đàn đi “kiếm chuyện” với các loài côn trùng hiền lành hoặc động vật to lớn khác (chẳng hạn như con người, khỉ,…). Chúng thường không quan tâm đến phấn hoa hay mật cỏ để đi nghiền nát những con bọ ngựa, chuồn chuồn khác để làm thức ăn. Thậm chí, loài ong này sẵn sàng ăn thịt đồng loại của chúng nên bị các nhà khoa học gắn mác là “ong diệt chủng”.

Đối với loài ong bắp cày khổng lồ châu Á (tên khoa học là Vespa mandarinia), đây là loài đã gieo rắc nỗi khiếp sợ cho hàng chục nghìn người sống trên địa bàn của chúng. Bởi nó đã tấn công hàng ngàn người dân ở Trung Quốc, cướp đi mạng sống 41 người và làm hàng trăm người bị thương.
Không chỉ hung dữ và thích tấn công các loài khác, chúng còn đe doạ đến sự cân bằng sinh thái khi có thể huỷ diệt các tổ ong hàng ngàn con khác bằng cách ăn trộm mật ong và nhộng ong. Đã to lớn, hung dữ lại còn hiếu chiến, ong bắp cày châu Á còn đi săn tất cả những con côn trùng nhỏ và xé xác con mồi làm thức ăn cho cả tổ. Loài ong bắp cày này có thể bay xa tới 100km/ngày và vận tốc trung bình khoảng 40km/h nên hiếm có con côn trùng tội nghiệp nào có thể thoát khỏi những tên sát thủ có cánh này.
Cách mà ong bắp cày truyền tín hiệu cho nhau
Trước đây, rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh được rằng ong bắp cày không hề biết truyền tin cho nhau nhưng lại biết cách cùng nhau xây dựng một đế chế hùng mạnh vững bước qua nhiều thế hệ. Nhưng trong một nghiên cứu gần đây, một số nhà sinh vật học tại trường Đại học Đông Tennessee, bang Tennessee (Mỹ) đã khám phá ra rằng: loài ong bắp cày thực hiện cách truyền tin bằng việc căn cứ lượng nước có trong tổ.

Bởi vì loài ong bắp cày vốn không được thông minh cho lắm, chúng không thể truyền tin cho nhau theo cách phát ra chất pheromone hay những vũ điệu phức tạp mà chỉ có thể thực hiện bằng cách theo dõi lượng nước tồn tại trong tổ. Để nhận biết, chúng sẽ trao đổi các giọt chất lỏng cho nhau qua mỗi lần “bắt tay”, tức là chạm vào các thành viên khác sống trong tổ.
Cách nhận biết ong bắp cày
Trên thực tế, ong bắp cày có rất nhiều tên gọi khác nhau tuỳ vào từng địa phương, nó có thể được gọi là ong bò, ong nghệ, ong vò vẽ,… Loài này thường phân bố nhiều nhất tại các quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu, Bắc Á. Sở hữu kích thước khổng lồ có thể đạt đến 5,5cm với con ong bắp cày chúa. Nhưng cách đơn giản nhất để bạn nhận ra chúng là nhờ cái “vòng eo” siêu nhỏ kết nối phần ngực và bụng.

Phần bụng của loài ong sát thủ này có dạng nhọn về cuối nên rất dễ nhận biết với các loài ong khác, hơn nữa chúng còn khoác lên những màu sắc rất rực rỡ, đa phần là màu vàng đậm xen kẽ với nâu, một số loài có màu đen hoặc xanh kim loại.
Khi đi săn thì ong bắp cày thích đi riêng lẻ, nhưng bạn có biết không? Chỉ có ong bắp cày cái mới có ngòi độc để hạ đối thủ. Đúng là phụ nữ thường nguy hiểm mà =))). Khi đi săn nếu gặp nguy hiểm chúng mới kêu gọi 500 anh em bay đến để ứng cứu.
Ong bắp cày kí sinh như thế nào?
Trong họ nhà ong sát thủ này còn có một loài có cách sinh sản rất độc đáo và man rợ, đó là loài ong bắp cày kí sinh, có tên khoa học là Tarantula hawk. Loài này thường đi săn những con nhện goá phụ đen hoặc loài nhện Theraphosidae bằng cách tiêm nọc độc vào cơ thể khiến chúng bị tê liệt sau đó kéo vào tổ.
Tại đây chúng đẻ trứng lên người những con nhện này, sau vài ngày, ấu trùng nở ra sẽ từ từ ăn thịt con nhện đã bị tê liệt và sống trong cơ thể nạn nhân trong 35 ngày để lột xác thành ong trưởng thành.

Loài ong này cũng thừa hưởng tính cách hung dữ nên có thể tấn công cả con người, vết đốt của chúng cực kỳ đau, khiến cho nạn nhân như vừa trải qua một cú điện giật chết người vậy. Tuy nhiên độc của loài ong này không gây chết người.
Trên đây là những thông tin thú vị xung quanh loài ong bắp cày, thế giới động vật rất muôn màu và đa dạng phải không nào?. Hi vọng qua bài viết này bạn đã biết được ong bắp cày là ong gì. Đừng quên theo dõi Haoanbook để xem những bài viết khác hay và bổ ích nhé.