19 C
Hanoi
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 9, 2023

6 loại cá Neon phổ biến. Giá cá neon và cách chăm sóc chúng

- Advertisement -

Cá neon hay neon tetra là một loài cá nước ngọt, có tên khoa học là Paracheirodon innesi. Chúng được ví như viên ngọc quý trong bể cá. Nhờ có thân màu xanh lam rực rỡ kết hợp những mảng màu đỏ nổi bật từ bụng đến đuôi đã làm nên vẻ đẹp của nó.

Chúng có nhu cầu chăm sóc khá thấp nên trở thành lựa hàng đầu cho những người mới bắt đầu. Với tính cách hòa bình, bạn có thể nuôi chúng cùng với các loài cá khác. Bài viết này cho biết các loại cá neon phổ biến, giá mua, hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị một số bệnh của chúng. Hãy đọc ngay nhé.

Vài nét chung về cá neon

Tên thường gọi: Cá neon hay neon tetra

Tên khoa học: Paracheirodon innesi

Nguồn gốc: Brazil, Colombia, Peru

Tuổi thọ: 5 – 8 năm

Chế độ ăn: Động vật ăn tạp

Độ pH: 6,0 – 7,0

Nhiệt độ: 20 – 26 độ C

Kích thước con trưởng thành: 4 cm.

Nguồn gốc của cá neon

Chúng được tìm thấy từ những dòng nước và các nhánh sông ở lưu vực sông Orinoco và sông Amazon ở Brazil, Comlumbia và Peru. Khu vực này là các vùng nước đen, nằm bên dưới những tán rừng cây rậm rạp, rất ít ánh sáng lọt qua. 

6+ loại cá neon phổ biến

Neon tetra được xem như dòng cá thủy sinh được yêu thích nhất ở Việt Nam. Với vẻ đẹp vốn có cùng màu sắc sặc sỡ tựa như những bóng đèn neon. Vì thế mà tên gọi neon ra đời. Sau đây Haoanbook.com chúng tôi sẽ liệt kê các loại cá neon phổ biến:

1. Cá neon vua (neon đỏ)

Cá neon vua còn gọi là cá neon đỏ

Cá neon vua (Cardinal tetra) còn có tên gọi khác là cá neon đỏ hoặc cá dạ quang (phát sáng). Do có thân hình phát quang và có thể thay đổi màu sắc theo ánh đèn nên chúng mới được gọi là cá phát sáng.

Cá neon vua và neon thường trông khá giống nhau. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt chúng qua màu sắc. Neon vua có một dải màu đỏ chạy dọc theo cơ thể. Còn neon thường chỉ có màu đỏ ở nửa phía sau phần thân, ở gần đuôi.

2. Cá neon hoàng đế

Cá neon hoàng đế

Có 1 đặc điểm làm cho cá neon hoàng đế khác so với các loại cá neon phổ biến khác. Chính là nó khi bơi dáng vẻ nhẹ nhàng, uyển chuyển. Cách di chuyển khoan thai giống như thần thái của một bậc đế vương. Bởi thế nên chúng mới được đặt cho cái tên hoàng đế.

3. Cá neon xanh (neon thường)

Cá neon thường

Cá neon thường có màu nhợt nhạt. Sọc màu xanh dạ quang kéo dài từ mắt đến gần đuôi. Sọc đỏ chỉ kéo dài từ nửa phía sau phần thân đến đuôi.

Chúng cũng được bày bán nhiều nhưng sức hút của vẫn ít hơn cá neon vua. Bạn cũng cần phải lựa chọn cẩn thận khi mua. Vì có nhiều gian thương lừa đảo bán cá neon thường mà nói là neon vua.

4. Cá neon kim cương

Cá neon kim cương

Cá neon kim cương là siêu phẩm của dòng cá thủy sinh neon. Chúng có vẻ ngoài giống như neon thường nhưng đầu lại có hình kim cương. Vì chúng này rất hiếm nên có giá thành cao hơn tất cả các loại khác, đồng thời, cũng ít người chơi hơn so với loại khác.

5.Cá neon đen

Cá neon đen

Cá neon đen thân màu bạc và một sọc đen chạy dọc từ phía sau mắt đến tận nuôi. Loại có này ít thu hút người chơi vì có màu sắc không được bắt mắt như các loại khác.

6. Cá neon vàng

Cá neon vàng

Cá neon vàng còn có cái tên khác là cá nana hay cá đuôi đèn (đuôi có chút màu trắng lấp lánh). Chúng khá hiếm gặp nhưng có sức hút. Được người yêu cá thủy sinh yêu thích vì tính hiền lành, dễ nuôi. 

Xem thêm:

Cá neon ăn gì? Thức ăn của cá neon

Cá neon tetra là loại động vật ăn tạp (ăn thực vật và động vật). Thực phẩm có dạng mảnh, dạng hạt nhỏ, tôm sống hoặc đông lạnh, các loài giáp xác và giun huyết đều là lựa chọn tốt. Cho chúng ăn nhiều loại thức ăn, kể cả ăn sống để đảm bảo có sức khỏe tốt, sống lâu.

Môi trường sống và cách chăm sóc

Các bể cá mới không phù hợp với các loại cá neon, đơn giản vì chúng không chịu được các thay đổi xảy ra trong thời gian đầu thiết lập. Do đó, bạn chỉ nên đợi một thời gian sau rồi mới thêm chúng vào bể. Lúc này chất nước đã ổn định và phù hợp với chúng.

Yêu cầu chất nước phải mềm, có độ cứng không nước phải quá 10 dGH và độ pH không trên 7,0. 

Trong môi trường sống tự nhiên của neon tetra, chúng sống ở vùng nước tối có cây cối rậm rạp che bớt ánh sáng. Nên việc bố trí bể cá của bạn có nhiều nơi ẩn náu có ánh sáng yếu là việc cần thiết.

Lớp nền tối màu của bể sẽ giống như môi trường sống tự nhiên. Nhờ đó mà tetra neon cảm thấy thoải mái. Có một số người nuôi cá tạo nền tối ở cả 3 mặt của bể để tạo môi trường ánh sáng yếu theo ý họ.

Lưu ý: Cá neon sống theo đàn nên bạn phải nuôi cùng ít nhất nửa tá (6 con).

Giá cá neon bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng vùng, thị trường mua bán và độ khan hiếm mà giá cá neon có thể thay đổi, chênh lệch ít nhiều. Bạn có thể tìm mua chúng ở các cửa hàng bán cá cảnh tại Hà Nội, TP. HCM.

Mức giá tham khảo để tránh bị “hố”:

  • Giá cá neon trung bình: 20.000 – 40.000 đồng/con.

Bệnh cá neon và cách xử lý  

Trong điều kiện bể nuôi kém, bẩn đục. Hoặc môi trường căng thẳng thì các loại cá neon dễ mắc một vài bệnh phổ biến sau:

Bệnh tetra neon

Bệnh tetra neon (neon tetra disease – NTD) hay là bệnh màng phổi. Bệnh này do xoắn khuẩn gây ra bởi Pleistophora hyphessobryconis. Dù là bệnh dễ gặp, nhưng lại thường không thể chữa khỏi và dễ chết. Bệnh này có thể lây qua cá bạn mới mua chưa được kiểm dịch.

Các biểu hiện của bệnh gồm bồn chồn, mất màu. Khi u nang phát triển thì nổi cục trên thân, khó bơi. Bệnh tiến triển làm gai cong và nhiễm trùng thứ cấp (thối vây).

Cách phòng bệnh tối nhất là loại bỏ ngay các con khác bị bệnh để bảo vệ những con còn sống. Vì chưa có phương pháp chưa khỏi, nên phòng bệnh vẫn quan trọng nhất.

Bệnh đốm trắng (Ich) và cách chữa

Bệnh đốm trắng ở cá

Bệnh đốm trắng (bệnh nấm trắng hay bệnh Ich) là bệnh do ký sinh trùng có tên khoa học là Ichthyophthirius multifiliis gây ra. Cá neon bị nấm trắng có các đốm màu trắng như màu muối ở thân, đuôi và vây. Lý do bị bệnh này chủ yếu do nước bẩn & nhiệt độ thấp.

Để chữa bệnh nấm trắng thì nên tách cá bị bệnh trong một bể khác. Cho vào 1 thìa muối mỗi 19 lít nước vào bể và tăng nhiệt độ nước lên 26 đến 28 độ.

Bệnh thối vây và thối đuôi cá neon

Cá neon được nuôi trong điều kiện nước kém có nguy cơ bị thối vây và thối đuôi. Bệnh này bắt đầu ở phần cuối của vây hoặc đuôi và dần dần tác động đến thân, làm cho các vây bị rách và xơ xác.

Điều trị bệnh thối vây bằng cách thay nước hoàn toàn và sử dụng thuốc kháng sinh nếu bác sĩ thú y khuyến cáo.

Cách nhân giống cá neon tetra

Bạn muốn nhân giống neon tetra, sau đây là các bước hướng dẫn cách nhân giống cá neon:

  1. Chọn một cặp cá đực và cái mạnh khỏe. Cả hai ít nhất phải đạt 12 tuần tuổi và sẵn sàng để sinh sản.
  2. Buổi tối, cho chúng vào bể chuyên dụng để nhân giống. Yêu cầu bể có độ pH từ 5,0 – 6,0 và nhiệt độ nên giảm xuống 24 độ C. Đặt một bộ lọc nước trong bể và chuyển bể đến nơi có ánh sáng yếu.
  3. Neon tetra ở trong bể sinh sản không quá 2 ngày. Nếu không thể đẻ, hãy đảm bảo độ pH và nhiệt độ nước của bể vừa đủ. Đồng thời phải làm cho nước mềm hơn bình thường (giống mùa mưa trong môi trường tự nhiên)
  4. Hai ngày sau, nếu chúng vẫn chưa sinh sản, hãy thêm một lượng nước mềm vào bể.
  5. Nếu làm thế mà vẫn không thành công. Hãy thay một con cá cái khác và điều chỉnh các điều kiện trong bể giống như trên.
  6. Khi thành công, chúng sẽ đẻ trứng sau một cái cây hoặc trong hang. Và con cái sẽ rải đến khoảng 130 quả trứng trên nền và ở cây trang trí trong bể.
  7. Khi bạn nhìn thấy trứng, hãy vớt hai con phối giống ra ngay khỏi bể. Hành động này nhằm ngăn chặn việc ăn con của chúng.
  8. Sẽ có tối đa tầm 50 trứng nở sau khoảng 1 ngày.
  9. Cá mới nở bị nhạy cảm ánh sáng. Chính vì thế bạn nên đặt bể trong bóng tối trong 5 ngày sau khi nở.
  10. Bằng cách ăn túi trứng, 3 ngày đầu tiên, cá con sẽ đủ dinh dưỡng.
  11. Trong 3 tháng đầu sau khi ăn túi trứng, bạn cho cá con ăn thức ăn riêng dành cho chúng. Ví dụ như bột cá và tép, ấu trùng. Kết thúc 3 tháng này, bạn có thể thả vào bể cùng với các con trưởng thành.

Kết luận

Cá neon sống khá hòa bình, hiền lành, cứng cáp. Do đó mà phù hợp với người mới bắt đầu chơi thủy sinh. Bạn nên mua loài cá này vì chúng rất đẹp. Hy vọng bài viết các loại cá neon phổ biến này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và ra quyết định mua cá neon phù hợp.

Trường hợp bể của bạn nuôi các con cá lớn hoặc hung dữ thì không nên nuôi neon tetra. Hoặc bạn có thể làm riêng một bể khác để nuôi chúng. Chỉ cần được nuôi cùng với các loài cá hòa bình cùng điều kiện nước thích hợp thì sẽ phát triển mạnh.

Có thể bạn quan tâm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Mới nhất